Tâm Linh

Tiên sư bổn mạng là ai ? Ngày cúng Tiên sư bổn mạng

Chắc hẳn các bạn cũng một vài lần nghe qua ai đó nhắc đến cúng Tiên sư bổn mạng. Vậy Tiên sư bổn mạng là ai ? Hãy cùng weescape.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé !

Tiên sư bổn mạng là ai ? Các bước cúng Tiên sư bổn mạng

Tiên sư bổn mạng là ai ?

Tiên Sư bổn mạng là để chỉ ông tổ – người đã có công khai phá ra một ngành nghề nào đó và truyền lại cho các thế hệ sau. Tiên sư còn được gọi bằng những cái tên khác như Thánh sư, nghệ sư. 

Tiên sư bổn mạng là ai ?

Ngày cúng tiên sư bổn mạng thường là ngày Sóc Vọng tức mùng 1 hoặc ngày rằm, nhiều người cũng cúng tiên sư bổn mạng vào các ngày lễ, tết, hay kết hợp cùng với những ngày cúng gia tiên.

Ngày cúng tiên sư bổn mạng quan trọng nhất vẫn là ngày Kỵ Nhật ( ngày giỗ tổ nghề ) của Thánh Sư, nhiều nhà hay các tổ chức cũng chọn cúng tiên sư vào ngày Kỵ Nhật. Nhưng cũng có nhiều ngành nghề không biết ngày Kỵ Nhật của Thánh sư vào ngày nào nên thường chọn ngày 9 tháng Giêng để cúng Thánh sư.

Ngày cúng Tiên sư bổn mạng của một số ngành nghề

  • Ngày giỗ tổ nghề may : Ngày 12 tháng chạp hàng năm
  • Ngày giỗ tổ nghề phun xăm : 22 tháng 3 âm lịch
  • Ngày giỗ tổ nghề sân khấu : 12 tháng 8 âm lịch
  • Ngày giỗ tổ nghề tóc : 15/3 và 16/3 âm lịch.
  • Ngày giỗ tổ nghề buôn bán : mùng 10 đến ngày 15 tháng 3 âm lịch
  • Ngày giỗ tổ nghề xây dựng : ngày 13 tháng 6 và ngày 20 tháng Chạp Âm lịch
  • Ngày giỗ tổ nghề mộc : ngày 20 tháng Chạp, nhiều nơi còn lấy ngày 13 tháng 6 âm lịch hằng năm.
  • Ngày giỗ tổ nghề ngành y: 15 tháng 1 âm lịch.
  • Ngày giỗ tổ nghề làm bánh: 18 tháng 5 âm lịch
  • Ngày cúng tổ nghề cơ khí: 20 tháng chạp âm lịch
  • Ngày cúng tổ nghề spa: ngày 18 tháng 8 hoặc 3 tháng 11 âm lịch

Những lưu ý khi cúng tiên sư bổn mạng

  • Lễ vật khi cúng Tiên sư bao gồm: Nhang, đèn, hoa, xôi, chè, gà, giò, …. tùy vào tâm của mỗi người chứ không quy định bắt buộc những lễ vật nào.
  • Khi cúng tiên sư tốt nhất là cúng các giờ trong ngày là: Thìn (7h-9h), Ngọ (11h-13h), Mùi (13h-15h, Tuất (19h-21h).
  • Cúng Tiên sư phải cúng trong nhà chứ không được cúng ngoài trời.
Những lưu ý khi cúng tiên sư bổn mạng
Những lưu ý khi cúng tiên sư bổn mạng

Các bước cúng Tiên sư bổn mạng

Dưới đây là những bước để cúng Tiên Sư Bổn Mạng :

  • Bước 1: Thắp nến và rót rượu ra ly (1-3-5).
  • Bước 2: Sau khi thắp hương (1-3-5 nén), chủ tế làm lễ khấn và thắp hương trong lư.
  • Bước 3: Sau khi cúng xong, mọi người đợi hương tan hết.
  • Bước 4: Sau khi Khấn Văn hạ lễ là hóa vàng mã.
  • Bước 5: Rải muối, gạo và rượu

Văn Khấn cúng Tiên sư bổn mạng

Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là ……………………………………………Tuổi……………………

Ngụ tại…………………………………………………………………………………..

Hôm nay là ngày…….. tháng………năm…………………….(Âm lịch)

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng thiên hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.

Con kính mời ngài Thánh sư nghề……………………………………………..

Cúi xin Chư vị Tôn thần Thánh sư nghề……………………………………… thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!

Video chi tiết Tiên sư bổn mạng là ai ?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button