Lịch sử vua Lý Thục và Thẩm Trân Châu

By | March 8, 2024

Trong lịch sử nhà Đường, hành tung của bà là bí ẩn nhất vì bà đột nhiên mất tích ngay giữa loạn An Sử. Về sau, Đại Tông lẫn con bà Đức Tông đều ra sức nỗ lực tìm kiếm nhưng đều không thành. Cùng We Escape tìm hiểu Lịch sử vua Lý Thục và Thẩm Trân Châu.

Đường Đại Tông

Đường Đại Tông
  • Tên đầy đủ Kị húy: Lý Dự (李豫) Bổn danh: Lý Thục (李俶)
  • Sinh: 11 tháng 11, 726 – Tại: Thượng Dương cung, Trường An
  • Mất 10 tháng 6, 779 (52 tuổi) – Tử Thần điện, Trường An
  • An táng Nguyên lăng (元陵)
  • Hoàng đế Đại Đường
  • Tại vị: 18 tháng 5 năm 762 – 10 tháng 6 năm 779 (17 năm, 23 ngày)
  • Tiền nhiệm: Đường Túc Tông
  • Kế nhiệm: Đường Đức Tông
  • Niên hiệu Quảng Đức (廣德; 763-764) Vĩnh Thái (永泰; 765-766) Đại Lịch (大曆; 766-779)
  • Thụy hiệu Duệ Văn Hiếu Vũ hoàng đế (睿文孝武皇帝)
  • Miếu hiệu Đại Tông (代宗) Hoàng tộc Nhà Đường

Thông tin chung

Thân phụ: Đường Túc Tông Lý Hanh.

Thân mẫu: Chương Kính hoàng hậu Ngô thị (章敬皇后吳氏, 713 – 730), người huyện Bộc Dương, Bộc Châu.

Hậu phi:

  • Quảng Bình quận vương phi Thôi thị (廣平郡王妃崔氏)
  • Duệ Chân hoàng hậu Thẩm thị (睿真皇后沈氏)
  • Trinh Ý hoàng hậu Độc Cô thị (贞懿皇后独孤氏, ? – 775)
  • Cung vương Thái phi Mỗ thị (恭王太妃某氏).
  • Quý phi Thôi thị (贵妃崔氏)
  • Chiêu nghi Trương Hồng Hồng (昭仪张红红)
  • Tài nhân Vương thị (才人王氏)

Hoàng tử:

  • Phụng Tiết Quận vương → Lỗ vương → Ung vương → Hoàng Thái tử → Đường Đức Tông Lý Quát
  • Trịnh vương → Chiêu Tĩnh Thái tử Lý Mạc [昭靖太子李邈; ? – 774]
  • Quân vương Lý Hà [均王李遐]
  • Mục vương Lý Thuật [睦王李述; ? – 791]
  • Đan vương Lý Du [丹王李逾; ? – 817]
  • Ân vương Lý Liên [恩王李連; ? – 814]
  • Hàn vương Lý Quýnh [韓王李迥; 750 – 796]
  • Phu Vương → Giản Vương Lý Cấu [簡王李遘; ? – 809]
  • Ích vương Lý Nãi [益王李迺]
  • Tùy vương Lý Tấn [隋王李迅; ? – 784]
  • Kinh vương Lý Tuyển [荊王李選]
  • Thục vương Lý Khôi [蜀王李傀; ? – 783]
  • Hãn vương Lý Tạo [忻王李造; ? – 811]
  • Thiều vương Lý Xiêm [韶王李暹; ? – 796]
  • Gia vương Lý Vận [嘉王李運; ? – 801]
  • Đoan vương Lý Ngộ [端王李遇; ? – 791]
  • Tuần vương Lý Duật [循王李遹]
  • Cung vương Lý Thông [恭王李通]
  • Nguyên vương Lý Quỳ [原王李逵; ? – 832]
  • Nhã vương Lý Dật [雅王李逸; ? – 799]

Hoàng nữ:

  • Linh Tiên công chúa (靈仙公主)
  • Chân Định công chúa (真定公主)
  • Vĩnh Thanh công chúa (永清公主)
  • Tề Quốc Chiêu Ý công chúa (齊國昭懿公主)
  • Ngọc Thanh công chúa (玉清公主)
  • Gia Phong công chúa (嘉丰公主)
  • Trường Lâm công chúa (長林公主)
  • Thái Hòa công chúa (太和公主)
  • Triệu Quốc Trang Ý công chúa (趙國莊懿公主)
  • Thành công chúa (嘉诚公主)
  • Ngọc Hư công chúa (玉虚公主)
  • Phổ Ninh công chúa (普寧公主)
  • Tấn Dương công chúa (晉暘公主)
  • Nghĩa Thanh công chúa (義清公主)
  • Thọ Xương công chúa (寿昌公主)
  • Tân Đô công chúa (新都公主)
  • Tây Bình công chúa (西平公主)
  • Chương Ninh công chúa (章寧公主)
  • Nhạc An công chúa (樂安公主)
  • Vĩnh Lạc công chúa (永樂公主)

Thẩm Trân Châu

Duệ Chân Thẩm Hoàng hậu (chữ Hán: 睿真沈皇后; không rõ năm sinh năm mất), là thiếp của Đường Đại Tông khi còn là Quảng Bình vương, đồng thời là sinh mẫu của Đường Đức Tông Lý Quát.

Thẩm Trân Châu
Thẩm Trân Châu

Trong lịch sử nhà Đường, hành tung của bà là bí ẩn nhất vì bà đột nhiên mất tích ngay giữa loạn An Sử. Về sau, Đại Tông lẫn con bà Đức Tông đều ra sức nỗ lực tìm kiếm nhưng đều không thành.

Lịch sử vua lý thục và thẩm trân châu

Thẩm phu nhân xuất thân Ngô Hưng (nay là Hồ Châu, tỉnh Chiết Giang), dòng họ Ngô Hưng Thẩm thị (吳興沈氏), đây là một hào môn có tiếng ở địa phương. Tổ 6 đời là Thẩm Hiệp (沈勰), từng làm Thái thú của quận An Lục thời Nam Lương. Sau, Thẩm Hiệp quy phụ Bắc Chu, Hoàng đế Bắc Chu là Vũ Văn Ung lấy Thẩm thị, con gái của Thẩm Hiệp làm phi tần, phong Thẩm Hiệp làm Thượng thư Tả phó xạ. Tằng tổ Thẩm Lâm (沈琳) từng làm Lang trung thời nhà Tùy, tổ phụ Thẩm Giới Phúc (沈介福), làm chức Viên ngoại, từng nhậm Huyện lệnh của huyện Trường An. Cha Thẩm thị là Thẩm Dịch Trực (沈易直), làm Bí thư giám, em trai Thẩm Chấn (沈震) về sau cũng là Bí thư giám.

Lịch sử vua lý thục và thẩm trân châu
Lịch sử vua lý thục và thẩm trân châu

Khoảng cuối năm Khai Nguyên (741), Thẩm thị với thân phận [Lương gia tử; 良家子] mà nhập Thái tử cung. Theo quy chế đời Đường, Lương gia tử là con nhà lành thế gia nhiều đời, tổ tiên không phạm tội, được hoạch chọn để làm phi thiếp cho Hoàng tử, Hoàng tôn hoặc bổ sung Nữ quan trong Nội đình. Với xuất thân thế gia nhiếu đời, Thẩm thị được sắp đặt làm thiếp của Đường Đại Tông, khi đó đang là Quảng Bình vương (廣平王), lấy lễ vật đàng hoàng mà nạp vào. Năm Thiên Bảo nguyên niên (742), Thẩm thị sinh hạ nguyên tử Lý Quát, chính là Đường Đức Tông tương lai.

Trong loạn An Sử, Thẩm thị bị mất tích khi đang trong Lạc Dương khi Sử Tư Minh tái chiếm thành. Đường Đại Tông sau khi tức vị thì ra sức tìm kiếm, ròng rã 10 năm mà bặt vô âm tín. Đầu năm Vĩnh Thái (765), một ni sư ở Sùng Thiện tự (崇善寺) tại Thọ Châu (nay là vùng phụ cận tỉnh An Huy) tự nhận là Thẩm phu nhân-mẹ của Thái tử, bị kiểm tra ra chân tướng giả mạo, chỉ là một nhũ mẫu của Thiếu Dương viện.

Hậu duệ chân hoàng hậu thẩm trân châu Cuộc đời

Năm Đại Lịch thứ 14 (779), tháng 6, con trai của Thẩm phu nhân là Thái tử Lý Quát tức vị, tức Đường Đức Tông. Ngay vừa khi lên ngôi, Hoàng đế liền ra chỉ cáo thiên hạ, chính thức truy tặng cho mẹ mình làm Hoàng thái hậu. Sang năm Kiến Trung nguyên niên (780), tháng 11, Đức Tông diêu tôn Thánh mẫu Thẩm thị làm Hoàng thái hậu, bày lễ tại Hàm Nguyên điện, án theo lễ Chính hậu. Hoàng đế mặc Cổn miện đi từ Đông Tự môn (東序門), hướng phía Đông, bá quan theo vị trí đến hành lễ.

duệ chân hoàng hậu thẩm trân châu
duệ chân hoàng hậu thẩm trân châu

Chiếu sách văn viết:

嗣皇帝臣名言:恩莫重于顾复,礼莫贵于徽号,上以展爱敬之道,下以正春秋之义,则祖宗之所禀命,臣子之所尽心,尊尊亲亲,此焉而在。两汉而下,帝王嗣位,崇奉尊称,厥有旧章。永惟丕烈,敢坠前典?臣名谨上尊号曰皇太后。

Tự Hoàng đế thần danh ngôn: Ân mạc trọng vu cố phục, lễ mạc quý vu huy hào, thượng dĩ triển ái kính chi đạo, hạ dĩ chính xuân thu chi nghĩa, tắc tổ tông chi sở bẩm mệnh, thần tử chi sở tẫn tâm, tôn tôn thân thân, thử yên nhi tại. Lưỡng hán nhi hạ, đế vương tự vị, sùng phụng tôn xưng, quyết hữu cựu chương. Vĩnh duy phi liệt, cảm trụy tiền điển? Thần danh cẩn thượng tôn hào, viết Hoàng thái hậu.

Bên cạnh đó, Đức Tông truy tôn cho ngoại tổ phụ Thẩm Dịch Trực làm Thái sư, cụ tổ ngoại là Thẩm Giới Phúc làm Thái phó, kỵ tổ ngoại Thẩm Lâm tặng Thái bảo, cậu của Đức Tông (em trai Thẩm thị) là Bí thư giám Thẩm Chấn tặng Thái úy. Khi ấy, cả nhà họ Thẩm được truy xét thân thuộc, bái tặng gồm hơn 100 người. Sang năm Trinh Nguyên thứ 7 (791), Đức Tông lại tặng ngoại tằng tổ phụ là Thẩm Lâm làm Tư không, tước Từ Quốc công (徐國公); sau đó cho lập 5 miếu thờ tổ tiên nhà họ Thẩm. Vào lúc đấy Thẩm thị gia tộc chi đại tông đã không còn ai, Đức Tông đành cho tộc tử chi gần nhất là Thẩm Phòng (沈房) làm Kim Ngô tướng quân, nối dõi tông đường để duy trì hương hỏa.

thẩm hoàng hậu
thẩm hoàng hậu

Năm Nguyên Hòa nguyên niên (806), cháu chắt của Thẩm Thái hậu là Đường Hiến Tông tức vị. Tháng 9 cùng năm, Hiến Tông vọng xưng Thái hậu Thẩm thị là Thái hoàng thái hậu, cử hành nghi lễ hợp táng tượng trưng cho Thẩm Thái hoàng thái hậu cùng Đại Tông vào Nguyên lăng (元陵), với nghi thức đầy đủ mũ áo dành cho Hoàng hậu, bà được đặt phía bên Tả của Đại Tông. Tháng 11 cùng năm, chính thức làm lễ truy tôn cho Thẩm Thái hoàng thái hậu, dâng thụy hiệu là Duệ Chân Hoàng hậu (睿真皇后).

Cái tên Thẩm Trân Châu

Bộ phim Đài Loan Trân Châu truyền kỳ, phần dạo đầu ca khúc có câu: “Thiên tư mông trân sủng, minh mâu chuyển châu huy. Lan tâm huệ chất xuất danh môn, Ngô Hưng tài nữ Thẩm Trân Châu”.

Tiếp đến, bộ phim Đại Đường vinh diệu năm 2017 cũng lấy nhân vật nữ chính tên Thẩm Trân Châu (沈珍珠), tiểu thuyết hóa hình tượng Thẩm phu nhân trong lịch sử. Điều này tương tự việc Đại Thắng Minh Hoàng hậu Dương thị được tiểu thuyết hóa tên gọi trên sân khấu, được biết đến là Dương Vân Nga.

Phim truyền hình về thẩm trân châu

Video duệ chân hoàng hậu thẩm trân châu là ai ?

Nguồn tham khảo tại:

  • https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A9m_phu_nh%C3%A2n_(%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng_%C4%90%E1%BA%A1i_T%C3%B4ng)
  • https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng_%C4%90%E1%BA%A1i_T%C3%B4ng