Là Gì

Đích Phúc tấn và Trắc Phúc tấn là gì ?

Chắc hẳn các bạn khi xem những bộ phim cung đấu Trung Quốc cũng đều nghe qua Đích Phúc tấn và Trắc Phúc tấn. Vậy Đích Phúc tấn và Trắc Phúc tấn là gì? Hãy cùng weescape.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé !

Đích Phúc tấn và Trắc Phúc tấn là gì ?

Đích Phúc tấn là gì ?

Đích Phúc tấn là vợ cả của các Hoàng Tử, Thân Vương trong Hoàng Tộc nhà Thanh. Đích Phúc Tấn thường xuất thân Kỳ phân Tá lĩnh được chỉ hôn trong Bát Kỳ tuyển tú. Thường Đích Phúc Tấn sau này nếu Hoàng Tử lên ngôi Vua sẽ được tấn phong trở thành Hoàng Hậu.

Đích Phúc tấn là gì ?

Trắc Phúc tấn là gì ?

Trắc Phúc tấn ở xã hội Mãn Châu trước khi nhập quan là một dạng bình thê. Tuy cũng có thể có thiếp, song chế độ trước khi nhập quan phổ biến tình trạng “Một chồng, nhiều vợ, nhiều thiếp”, nam nhân có thể dùng lễ cưới nhiều hơn 1 người vợ, song vẫn có thể nạp thật nhiều thiếp. Văn bản Hán dịch về thời Thanh trước khi nhập quan, tuy gọi các Vợ thứ này là Trắc Phúc tấn, song có phần không chính xác với tình hình lúc đó. Với chế độ này, Vợ cả và Vợ thứ bình quyền, con cái sinh ra có quyền thừa kế ngang bằng, cho nên có rất nhiều Ngọc điệp ghi loại các bà là Số lần + Thú Phúc tấn; như Trịnh Hiến Thân vương Tế Nhĩ Cáp Lãng nguyên phối Nữu Hỗ Lộc thị, được ghi là “Nguyên thú Phúc tấn”, cùng hai chị em Diệp Hách Na Lạp thị, lần lượt là “Nhị thú Phúc tấn” và “Tam thú Phúc tấn”.

Dù sau khi nhập quan thì Thanh triều phân đích-thứ theo lệ Hán, song thực tế Trắc Phúc tấn vẫn có vị trí cao , điều này vẫn kéo dài đến gần hết triều Thanh. Giữa thời Khang Hi, khi các Hoàng   tử cưới Đích Phúc tấn cùng Trắc Phúc tấn, có nhận định Đích Phúc tấn cùng Trắc Phúc tấn vai vế ngang nhau xuất hiện, thực sự cũng không hề nói quá. Thân phận của họ trên các Dắng thiếp rất nhiều, mà Dắng thiếp là bao gồm Cách cách, Thứ Phúc tấn, Tỳ thiếp, Sử nữ, Quan nữ tử hay Di Thái thái; tất cả chỉ là “mỹ xưng” của hạng thiếp thất thân phận kém, thua xa Trắc Phúc tấn.

Trắc Phúc tấn là gì ?

Đời Thanh, thân phận Trắc Phúc tấn có tới 5 loại thân phận. Trừ là Kỳ phân Tá lĩnh được chỉ hôn ngay trong Bát Kỳ tuyển tú từ Ung Chính về sau là tôn quý nhất, thì còn tới 4 loại nữa.  Theo chế độ triều Thanh, sau khi thực hiện tân pháp, Trắc Phúc tấn và Đích Phúc tấn bằng vai bằng vế hay không, còn tùy vào xuất thân:

  • Loại thứ nhất :  là Kỳ phân Tá lĩnh (Bát Kỳ Mãn-Mông-Hán quân) được chỉ hôn trong Bát Kỳ tuyển tú. Thân phận này thực sự không nhiều, vì thường chỉ định trong loạt này đều trở thành Đích Phúc tấn, nhưng cũng không phải là không xảy ra, Cao Tông Na Lạp Hoàng hậu, hay Nhân Tông Hiếu Hòa Duệ Hoàng hậu cùng Tuyên Tông Điềm tần, chính là loại xuất thân này. Đây dường như chắc chắn là loại thân phận duy nhất có thể dùng lễ cưới ngênh nhập phủ, hưởng lễ thành hôn như một chính thất.
  • Loại thứ hai : phổ biến nhất chính là Bao y nữ tử. Lệ thuộc Vương công là Hạ ngũ kỳ Bao y, bọn họ có Kỳ tịch đều là Kỳ tịch của Vương công, do đó trong sách văn Tông Nhân phủ ghi về Thiếp thất của Vương công, rất hay thấy kiểu Bổn kỳ Bao y. Bởi vì thân phận Bao y cho Vương công rất cố định, đều từng trải qua phục dịch trong Vương công phủ, do đó không ít các nữ tử có nhan sắc được phân “hầu ngủ” cho chủ tử, sau đó tùy vào tạo hóa mà được nạp thiếp hay không. Đương nhiên, nạp thiếp cũng không thể liền thành Trắc Phúc tấn, trừ phi là sinh con cái, nhưng cũng chỉ là có thể được “Thỉnh phong” mà thôi. Điều này thành ra trong tài liệu tộc phổ, dù có rất nhiều Dắng thiếp của Vương công phủ sinh con cái nhưng không được làm Trắc Phúc tấn, điều này cũng là thường tình.
  • Loại thứ ba : chính là Gia nô được mua về. Tuy triều Thanh cấm mua bán gia nô làm thiếp, nhưng chung quy vẫn thịnh hành chế độ “quan liêu”, hơn nữa mua nô lệ nạp thiếp không phải vấn đề có thể tiện tra rõ, thành ra tình trạng này kéo dài đến tận khi Thanh vong. Các nữ tử nhà dân nghèo, không có tiền mà phải bán mình, vào Vương công phủ làm đầy tớ hầu ngủ, nạp thiếp và thành Trắc Phúc tấn; đấy là quy trình diễn ra tương đối phổ biến. Tuy nhiên, loại Gia nô này khi trình báo hộ khẩu, đều ghi thành Bao y nữ tử nhập phủ làm việc, thành ra có thể gộp chung với thân phận Bao y.
  • Loại thứ tư : chính là con gái nhà Thuộc lại. Chế độ thuộc lại thời Thanh phổ biến vào thời kỳ đầu trước và sau khi nhập quan, song sang thời Ung Chính về sau lại trở thành danh nghĩa, từ từ cũng mất. Khi Vương công hoàng tử phân ra Hạ ngũ kỳ, ngoài Bao y thì cũng có những Kỳ phân Tá lĩnh, gia tộc thuộc kỳ nào sẽ thành “thuộc quan” của Vương công hoàng tử ấy, dẫn đến tình trạng con gái của họ được đưa vào phủ hầu làm thiếp, sau thành Trắc Phúc tấn. Loại thân phận này chính là của Đôn Túc Hoàng quý phi Niên thị, ngoài ra cũng có khả năng cao rằng Hiếu Thánh Hiến Hoàng hậu cũng từng trải qua việc này mà thành Ung thân vương Cách cách. Do Trung và Hậu kỳ về sau tiêu biến chế độ thuộc lại, nên hồ sơ vào thời kỳ này cũng không còn thấy những thân phận như vậy nữa. Bên cạnh đó, vẫn không rõ là qua phương thức này, Niên thị có bị xem là Dắng thiếp thỉnh phong, hay có thể đàng hoàng gả cưới như Kỳ phân Tá lĩnh nữ tử hay không, trước mắt vẫn chưa có tư liệu khẳng định.
  • Loại thứ năm : từ trong cung ban ra. Thân phận này thuộc hàng cực hiếm, chỉ xuất hiện trong phủ của Hoàng tử hay Hoàng tôn. Thời Thanh mạt chỉ thấy có Thuần Hiền Thân vương Dịch Hoàn Đại Trắc phi Nhan Trát thị, Nội vụ phủ Bao y, song là thế gia tiểu thư, tổ phụ được thế tước truyền đời, trong đợt Nội vụ phủ tuyển tú thì chỉ định ban cho Dịch Hoàn. Tình huống xảy ra của thân phận này rất hiếm thấy, dường như có thể được dùng hôn lễ vào phủ. Về phương diện khác, con cái do Trắc Phúc tấn thời Trung-Hậu kỳ sinh ra, không có khái niệm “Nhà mẹ đẻ” đối với dòng họ của mẹ ruột. Khái niệm ấy như nhau đều chỉ đến nhà mẹ của Đích Phúc tấn, điều này tra ra trong hồ sơ Trung và Hậu kỳ triều Thanh đều nhất quán, không có ngoại lệ. Bên cạnh đó, thời Thanh cũng có một tình trạng “phong khống” Trắc Phúc tấn. Ấy là như một nhà Vương công phủ nói có 5 vị Trắc Phúc tấn, trong phủ cũng xưng hô như vậy, song thực tế chỉ có 3 người được phong do triều đình dùng lễ. Thân phận của nhân vật này dường như là trường hợp cực hiếm cuối cùng, song lại thành Cách cách thay vì Trắc Phúc tấn.

Trắc Phúc tấn và Cách cách

Cách cách là thân phận thị thiếp có chức vị sau Trắc Phúc Tấn.

Một số thân phận Trắc Phúc Tấn

Trắc phúc tấn Thanh Anh

Trắc Phúc Tấn Thanh Anh là một nhân vật trong cuốn tiểu thuyết Hậu Cung Như Ý truyện của nhà văn Lưu Liễm Tử tên đầy đủ là Ô Nạp La Nạp Thanh Anh. Trắc Phúc Tấn Thanh Anh trong truyện sau này được Thái Hậu đặt tên cho là Như Ý và là Kế Hoàng Hậu của Hoằng Lịch.

Trắc phúc tấn Thanh Anh

Trắc phúc tấn của Hoằng Lịch

Trắc Phúc Tấn của Hoằng Lịch có 2 người là :

  • Ô Nạp La Nạp Thị sau này trở thành Nhàn Phi và Thanh Cao Tông kế Hoàng Hậu
  • Cao Thị sau này là Cao Quý Phi

Trắc phúc tấn của Vĩnh Kì

Trắc Phúc Tấn Tác Xước La thị , con gái của Tả đô Ngự sử Quan Bảo là Trắc Phúc Tấn duy nhất của Vĩnh Kì.

Trắc phúc tấn Ung Thân Vương

Trắc phúc tấn của Ung Thân Vương là Niên Thị, sau này khi Ung Thân Vương lên ngôi bà trở thành Hoa Phi sau là Đôn Túc Hoàng Quý Phi.

Video chi tiết Đích Phúc tấn và Trắc Phúc tấn

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button